Hôm 10/3, bà T. đến phòng cách ly của bệnh nhân 2525 ở Bệnh viện dã chiến tỉnh Tiền Giang (Phòng khám đa khoa quân - dân y) tại xã Long Định, huyện Châu Thành.
Thời điểm này, nhân viên y tế phát hiện, phối hợp với công an đưa bà T. vào Trung tâm y tế huyện Châu Thành để cách ly, theo dõi.
Bà T. không đồng ý cách ly nên công an đã cử 3 cán bộ đến trung tâm y tế huyện để đảm bảo an ninh, không cho người phụ nữ này trốn khỏi nơi cách ly.
Khoảng 19h, nhân viên y tế đến trao đổi với bà T. Lúc này, bà T. đóng cửa ở trong phòng. Sau đó, bà T. trốn về nhà trọ rồi đạp xe đạp về quê.
Cơ quan chức năng đã tìm được bà T. và đưa đi cách ly tập trung. Qua trích xuất camera trong phòng bệnh, bà T. chưa tiếp xúc trực tiếp với người mắc Covid-19, vì lúc đó bệnh nhân trong nhà vệ sinh.
Bà T. được lấy mẫu gửi Viện Pasteur xét nghiệm nCoV. Hiện, người này không sốt, không ho…
Theo cơ quan chức năng, bệnh viện có một cổng nhỏ để người dân vào khám bệnh, có bộ phận trực gác. Do nắng nóng nên bộ phận gác chuyển chỗ ngồi vào trong phòng hội trường cách cổng khoảng 15m. Khi bà T. chạy xe vào, lực lượng an ninh nghĩ là bệnh nhân đến khám bệnh.
T.Chí
Lãnh đạo Hải Phòng cho rằng hai bệnh nhân sang tới Úc mới phát hiện nhiễm Covid-19, nên chưa thể khẳng định họ lây ở địa phương.
" alt=""/>Người phụ nữ bán vé số lẻn vào phòng bệnh nhân CovidVăn phòng Chính phủ vừa có thông báo truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao Bộ Xây dựng nghiên cứu việc ngừng xuất khẩu cát vĩnh viễn của Campuchia, ảnh hưởng của việc này tới thị trường vật liệu xây dựng Việt Nam.
Ngoài ra, Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Xây dựng có giải pháp phù hợp để hướng dẫn các địa phương chủ động bảo đảm ổn định thị trường vật liệu xây dựng trên địa bàn.
![]() |
Việt Nam tiếp tục thực hiện chủ trương không xuất khẩu mọi loại cát ra nước ngoài (Ảnh minh họa). |
Lãnh đạo Chính phủ nêu rõ, Việt Nam tiếp tục thực hiện chủ trương không xuất khẩu mọi loại cát ra nước ngoài.
Trước đó, báo chí có phản ánh việc Campuchia cấm xuất khẩu cát vĩnh viễn. Theo đó, lệnh cấm xuất khẩu cát vĩnh viễn của Campuchia là vì các vấn đề môi trường. Liên quan tới tình hình quản lý cát ở Campuchia, Bộ Xây dựng cho biết do lo ngại vấn đề môi trường sạt lở bờ sông trong việc khai thác cát, nên từ năm 2014 Campuchia đã cấm xuất khẩu cát xây dựng và từ tháng 11/2016, cấm xuất khẩu cát biển sang Singapore.
Theo Bộ Xây dựng, Việt Nam đã cấm xuất khẩu cát xây dựng từ năm 2009. Việc xuất khẩu cát nhiễm mặn tận thu từ các dự án nạo vét tại các cửa sông, cảng biển thời gian qua được thực hiện theo thông báo của Văn phòng Chính phủ vào năm 2012.
Tuy nhiên, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng vào tháng 6/2017, Bộ Xây dựng đã nghiêm túc dừng hướng dẫn xuất khẩu cát nhiễm mặn tận thu từ các dự án nạo vét, khơi thông luồng tại các cửa sông, cảng biển.
Trước Campuchia, nhiều quốc gia cũng đã ban hành nhiều loại lệnh cấm xuất khẩu cát khác nhau. Cũng vì lo ngại về môi trường Malaysia đã bắt đầu lệnh cấm xuất khẩu cát từ năm 1997, Indonesia công bố lệnh cấm xuất khẩu cát sang Singapore vào năm 2007.
Hồng Khanh
Với mức độ sử dụng cát như hiện nay Bộ Xây dựng cảnh báo đến năm 2020 sẽ hết không còn cát phục vụ công trình xây dựng.
" alt=""/>Nghiên cứu việc ngừng xuất khẩu cát vĩnh viễn của Campuchia